NHữNG Kỳ VọNG Và THáCH THứC CủA UKRAINE KHI NHậN TIêM KíCH F-16

Sau nhiều tháng dài chờ đợi, những chiếc chiến đấu cơ F-16 đầu tiên sắp đến Ukraine. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng Kiev vẫn phải đối diện với không ít thách thức.

Đài BBC ngày 26-7 đưa tin Ukraine chuẩn bị nhận lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên từ các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), sau nhiều tháng chuẩn bị và huấn luyện phi công Ukraine.

Được kỳ vọng rất nhiều

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết những chiếc F-16 rất cần thiết để giúp nước này đẩy lùi quân đội Nga ở mặt trận trên không.

Giới chuyên gia quân sự Ukraine cũng đặt rất nhiều kỳ vọng vào các tiêm kích do Mỹ gửi đến với mong muốn những phi đội F-16 có thể giúp quân đội Kiev cải thiện vị trí trên chiến trường.

  • Quan chức Nga tiết lộ Matxcơva tấn công nơi Ukraine sắp nhận tiêm kích F-16ĐỌC NGAY

Theo thông báo của ông Zelensky, các tiêm kích F-16 được triển khai với ba nhiệm vụ khác nhau bao gồm: tiêu diệt hệ thống phòng không, vô hiệu hóa các hệ thống tên lửa đất đối không của Nga, ngăn chặn các lực lượng mặt đất của Nga từ trên không, và bảo vệ lãnh thổ Ukraine khỏi tên lửa, máy bay của Matxcơva.

Trong đó, nhiệm vụ phòng thủ có lẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại. Bởi trong thời gian gần đây, Kiev đang phải chịu mối đe dọa lớn từ bom lượn của Nga.

Bom lượn là một loại vũ khí gây nổ thường được thả từ trên không. Ngoài ra, bom lượn được trang bị bộ phận cánh bật và mô-đun dẫn đường có khả năng tấn công chính xác từ khoảng cách tương đối xa.

F-16 được kỳ vọng có thể giúp quân đội Ukraine bảo vệ các thiết bị và lực lượng trên mặt đất trước những đòn tấn công của bom lượn.

Không ít thử thách đang chờ đợi

Theo giới quan sát, Matxcơva cũng đã chuẩn bị một số biện pháp đối phó với những chiếc F-16 của Kiev.

Thời gian gần đây, Nga liên tục nhắm vào một số sân bay quân sự của Ukraine. Chỉ riêng trong tháng 7, ít nhất ba sân bay quân sự của Ukraine bị tấn công gồm sân bay Myrhorod và Kryvyi Rih ở miền trung nước này và một sân bay khác ở bán đảo Odessa.

Vì thế, ngày càng có nhiều lo ngại rằng những chiếc F-16 sẽ bị tấn công và phá hủy ngay sau khi chúng vừa đến Ukraine.

Các đồng minh của Ukraine và một bộ phận người dân nước này cũng bày tỏ lo ngại rằng những chiếc tiêm kích F-16 do Mỹ chế tạo có thể không chống chịu được những đòn tấn công của Nga.

Trái lại, giới chức Ukraine lại tuyên bố những thiệt hại ở các sân bay không quân nói trên chỉ là mồi nhử, nhằm làm tiêu hao các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander đắt tiền của Matxcơva.

Theo giáo sư Justin Bronk, nghiên cứu viên cấp cao về sức mạnh và công nghệ không quân tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), cho đến nay lực lượng không quân Ukraine phần lớn vẫn dựa vào các hoạt động phân tán lực lượng đối phương, để đảm bảo các chiến đấu cơ của họ không bị tập kích.

Ông Bronk giải thích vì các máy bay và thiết bị của Kiev thường xuyên di chuyển bên trong các căn cứ hoặc giữa các căn cứ, nên khi quân đội Nga không kích, họ sẽ chỉ nhắm trúng vào đường băng hoặc bãi cỏ trống.

Mặt khác, với tình hình hiện tại, giới quan sát cho rằng Kiev sẽ phải thay đổi chiến lược nếu muốn bảo vệ phi đội máy bay F-16 mà phương Tây gửi đến.

Ngoài ra, các máy bay F-16 cần phải có đường băng hoàn toàn bằng phẳng, được quét sạch đá và các mảnh vỡ trên đường. Vì vậy giáo sư Bronk cho rằng bất kỳ hoạt động cải thiện cơ sở hạ tầng nào của Ukraine để đón các tiêm kích F-16 đều sẽ bị phía Nga quan sát thấy.

BBC nhận định máy bay F-16 có thể không làm thay đổi hoàn toàn cục diện xung đột nhưng chúng sẽ có tác động đáng kể trong các cuộc tập kích và không kích trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Đọc bài gốc tại đây.

2024-07-27T04:20:49Z dg43tfdfdgfd